Mẹ biết về gì sự phát triển của trẻ từ 0-3 tuổi?

Giai đoạn từ 0-3 tuổi là quan trọng nhất đối với sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Cha mẹ cần tìm hiểu để chăm sóc con sao cho phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của bé.

me-biet-ve-gi-su-phat-trien-cua-tre-tu-0-3-tuoi-1

Từ 0-3 tuổi là giai đoạn quan trọng, ba mẹ cần chú ý để bé được phát triển tốt nhất

Giai đoạn phát triển của trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé vừa chào đời, nên rất dễ nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Trong tháng đầu tiên, trẻ chủ yếu là ngủ, ăn và tiểu tiện, đại tiện. Đến tháng thứ 2, trẻ phát triển về nhận thức, biết hóng chuyện và giao tiếp với người xung quanh. Tháng thứ 3, trẻ phân biệt được người lạ, người quen, nhìn theo và bắt đầu tập lẫy. Trong tháng thứ 4, trẻ có thể lật được người và biết quan sát môi trường xung quanh. Tháng thứ 5, 6  có thể biểu hiện được cảm xúc: vui, buồn, cáu gắt,… và muốn được vận động nhiều hơn, bắt đầu tập ngồi,…

Từ 0-6 tháng tuổi là giai đoạn cần đặc biệt quan tâm, bởi lúc này, hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ còn non yếu. Theo Tổ chức WHO nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất và các kháng thể cùng các yếu tố miễn dịch cho bé phát triển và giúp phòng chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác. Vì vậy, trong giai đoạn này, bà mẹ nên ăn uống đầy đủ để có nguồn sữa chất lượng cho con bú.

Trong trường hợp mẹ không đủ sữa thì nên bổ sung sữa công thức cho bé. Tuy nhiên cần lựa chọn dòng sữa phù hợp cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi. Đặc biệt, để bé thích nghi dần với thực phẩm mới thì nên chọn sữa công thức có thành phần cân đối, đầy đủ. Hiện nay với sự phát triển của ngành hóa sinh đã cho phép ra đời những loại sữa có thành phần tối ưu, giúp trẻ dễ hấp thu chất béo, canxi, có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng chống táo bón, ngủ ngon, tăng sức đề kháng. Đó là chất béo có cấu trúc OPO (chất béo có cấu trúc giống chất béo trong sữa mẹ), probiotics (lợi khuẩn), prebiotics (các chất xơ là thức ăn cho lợi khuẩn),... Đồng thời tạo môi trường sống  thoáng mát, trong lành, sạch sẽ.

Giai đoạn phát triển của trẻ từ 6 - 12 tháng

Từ 6-12 tháng là giai đoạn trẻ phát triển nhiều về vận động. Gần 7 tháng, bé biết  ngồi chống tay đỡ phía trước, đưa được đồ vật lên miệng và ngậm. Khi 7-8 tháng, bé biết ngồi không chống tay, có thể vịn để đứng, nghiêng mình ra phía trước và bàn tay vịn ghế, tường,… Đến 8 tháng tuổi, bé ngồi được lâu trên sàn với gối duỗi thẳng và phản ứng khi ai đó gọi tên mình, tự chủ được các cảm xúc của bản thân.

Tới 9-10 tháng, bé vịn và đứng thẳng, ngồi tư thế con thỏ (ngồi trên gót) và chuyển sang thế quỳ, có thể phản ứng chống đỡ sang bên. Bé có thể phản ứng chống đỡ phía sau; đứng, đi ngang lần theo tường, đi được khi người lớn dắt 2 tay khi lên 11 tháng và đến 12 tháng có thể đi được khi có chỗ bám. Giai đoạn từ 9-12 tháng, các bé có những cử động tinh vi hơn, như: Đưa đồ vật cho người khác, tạm biệt, phản ứng cảm xúc phù hợp,…

Trong giai đoạn này, các bé vận động nhiều nên chế độ dinh dưỡng cần đặc biệt chú ý. Đặc biệt, giai đoạn này bé bắt đầu ăn dặm và sữa mẹ không đủ để cung cấp hoàn toàn dinh dưỡng cần thiết nên cần chú ý đến khẩu phần ăn dặm cho bé. Ngoài sữa mẹ, thức ăn dặm, thì sữa công thức là thức ăn đầy đủ dưỡng chất, dễ hấp thu và tiện sử dụng cho trẻ.

Ở giai đoạn này, ngoài việc lựa chọn sữa công thức với các thành phần dễ hấp thu cần đặc biệt quan tâm đến hoạt chất Lactoferrin – lá chắn đầu tiên trong hệ miễn dịch của trẻ. Lactoferrin có trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non của mẹ và các động vật có vú khác. Lactoferrin là hệ thống phòng thủ đầu tiên chống lại các tác nhân vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ. Hàm lượng Lactoferrin đạt nhiều nhất trong sữa non của bà mẹ và giảm dần theo thời gian cho đến khi bé được 9 tháng tuổi thì lượng Lactoferrin trong sữa mẹ sẽ hoàn toàn biến mất. 

Kháng thể Lactoferrin được bổ sung sẽ giúp bảo vệ cơ thể bé trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, độc tố và tác động từ môi trường. Kháng thể Lactoferrin tạo nên màng bảo vệ, phá vỡ tế bào của vi trùng, chiếm lấy sắt của vi trùng khiến nó không thể sinh trưởng và gây bệnh; giúp trẻ khỏe mạnh, hạn chế tình trạng ốm vặt, tạo điều kiện để cơ thể phát triển; cơ thể khỏe mạnh cũng giúp bé luôn vui vẻ, năng động và hạn chế các vấn đề về mặt tâm lý.

Giai đoạn phát triển của trẻ từ 1-3 tuổi

Từ 1-3 tuổi, trẻ phát triển nhanh cả về vận động, ngôn ngữ và trí não. Từ 1-2 tuổi, trẻ biết đi, từ đi chậm đến nhanh dần. Vốn từ vựng phát triển rất nhanh, trẻ có thể hiểu và nói các từ đơn, những câu đơn giản như gọi bố mẹ, diễn đạt yêu cầu, chào khách. Đến 2 tuổi trẻ có thể nói được 200 từ và hiểu một số lượng từ lớn hơn nhiều lần. Nói được các câu dài gồm 5 chữ.

Từ 2-3 tuổi trẻ bắt đầu “tư duy bằng tay” theo phương thức thử và sai (trực quan - hành động) và muốn chạm vào tất cả đồ vật. Thậm chí, trẻ bắt đầu có sự tập trung khi ấy trẻ có thể đã biết được tính chất của đồ vật và sử dụng nó theo ý mình. Trẻ đi nhanh, chạy nhanh, leo trèo và vận động tốt.

Giai đoạn này, ngoài những dưỡng chất như các giai đoạn trước thì trẻ cần được  bổ sung DHA và ARA để hỗ trợ sự phát triển trí não, tăng khả năng ham học hỏi. DHA và ARA là 2 acid béo thuộc nhóm omega-3. DHA cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác, tăng khả năng miễn dịch cho trẻ. Hai dưỡng chất này cần thiết cho sự phát triển của não bộ vì chúng chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám (tạo ra sự thông minh) và tạo ra độ nhạy của các nơron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. Nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp.

Ngày nay, trong thành phần của một số dòng sữa bột cao cấp của New Zealand đã bổ sung đồng thời cả DHA và ARA với hàm lượng cao. Đây là cơ hội để giúp cho các bà mẹ có thể lựa chọn những loại sữa giúp trẻ phát triển trí não một cách toàn diện nhất.

Bài viết liên quan:

Sự phát triển trí não ở trẻ từ 1-3 tuổi

Điều cần biết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0-3 tuổi

Những điều mẹ cần chú ý khi chăm sóc bé từ 0-3 tuổi

Mua ngay Tại đây!

Các câu hỏi liên quan. Xem thêm !