Đừng chủ quan với chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các bậc cha mẹ không nên chủ quan đối với tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu về biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng ngừa cũng như điều trị căn bệnh này để bảo vệ con yêu một cách tốt nhất.

dung-chu-quan-voi-chung-roi-loan-tieu-hoa-o-tre-so-sinh-va-tre-nho

Đau bụng là một biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà các bậc cha mẹ cần chú ý

Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hiện tượng co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa gây đau bụng và thay đổi việc đại tiện. Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển của bé. Nếu kéo dài sẽ gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí não, suy giảm miễn dịch ở trẻ nhỏ.

Các biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa bao gồm:

- Nôn trớ: 

Trẻ bị nôn trớ có thể do nhiều nguyên nhân: bú quá no, bú không đúng tư thế, dùng sữa công thức hay thực phẩm gây khó tiêu, do dạ dày ở trẻ nhỏ nằm ngang, do rối loạn tiêu hóa,… Rối loạn tiêu hóa ở trẻ gây tiêu hóa kém, khó hấp thu, dễ dẫn đến tình trạng trào ngược, nôn trớ.

Để tránh nôn trớ cần cho trẻ bú vừa đủ, bú đúng cách, tăng cường bú mẹ. Nếu có phải dùng thêm sữa công thức nên lựa chọn loại dễ hấp thu (có chứa thành phần chất béo có cấu trúc OPO giống như sữa mẹ, hay chứa hệ dưỡng chất Synbiotics). 

- Tiêu chảy:

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, trẻ mệt mỏi, kém ăn, đột ngột nôn trớ, có thể bị trướng bụng, sốt, phân có chất nhầy,...

Những nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ là: bú không đủ, bú quá nhiều, nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng sữa, rối loạn vi sinh vật đường ruột, hay bà mẹ cho con bú dùng thuốc, hay ăn các thực phẩm nhuận tràng,...

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy: cho trẻ bú đủ, tăng cường bú mẹ, chú trọng việc bù nước, bù điện giải và thay đổi chế độ ăn cho phù hợp với trẻ, nếu bị dị ứng sữa hay thực phẩm thì phải ngừng sử dụng và thay thế bằng loại sữa hay thực phẩm khác phù hợp với trẻ. Nếu bị nhiễm khuẩn hay rối loạn vi sinh vật đường ruột thì phải cho trẻ đi khám và điều trị. Việc bổ sung thêm sữa non hay sữa công thức có chứa Lactoferrin, hệ Synbiotic cũng là biện pháp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

- Táo bón:

Táo bón ở trẻ là tình trạng 2 - 3 ngày mới đi ngoài một lần, phân khô rắn, cứng như sỏi hoặc to, bụng bị đầy cứng, gây đau, rát, chảy máu khi đi ngoài,... Hậu quả của táo bón lâu dài khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, đau bụng, hay nôn trớ và quấy khóc.

Táo bón ở trẻ thường do bú không đủ, pha sữa quá đặc, do dùng sữa công thức hay trẻ ăn thiếu chất xơ, thiếu nước, ít ăn trái cây, người mẹ đang cho con bú bị táo bón,…

Để khắc phục tình trạng táo bón cần cho trẻ bú đủ, pha sữa đúng cách, thay đổi sang loại sữa công thức có chứa chất béo có cấu trúc OPO, Probiotics (lợi khuẩn), Prebiotics (chất xơ), nếu trẻ đã ăn dặm thì tăng cường rau củ, trái cây, uống đủ nước, lựa chọn các thực phẩm nhuận tràng. 

Ngoài ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ còn có biểu hiện đau bụng, kém ăn.

Những hậu quả khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

- Trẻ đau bụng, hay quấy khóc, không vui vẻ, hoạt bát, lười ăn, biếng ăn.

- Có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất

- Suy giảm sức miễn dịch, dễ bị mắc bệnh.

- Ảnh hưởng đến phát triển trí não, chậm phát triển nhận thức.

Giải pháp phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều cần thiết mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng cần lưu ý.

- Cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để nâng cao sức miễn dịch của trẻ. 

- Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, vệ sinh, đầy đủ và cân đối cho trẻ và cả bà mẹ khi mang thai và cho con bú.

- Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường xung quanh sạch sẽ cho trẻ.

- Tập cho trẻ thói quen ăn uống, sinh hoạt đúng giờ.

- Khi trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa cần theo dõi, đến các cơ sở y tế để thăm khám.

- Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ.

- Trong trường hợp thiếu sữa mẹ, nên lựa chọn sữa công thức có thành phần dễ hấp thu, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Đặc biệt quan tâm đến những dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa và miễn dịch của trẻ như: chất béo có cấu trúc OPO, hệ dưỡng chất Synbiotics (bao gồm lợi khuẩn Probiotic và prebiotic), Lactoferrin. 

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp các bà mẹ phòng ngừa khi con bị rối loạn tiêu hóa, xử trí đúng và kịp thời để tránh các hậu quả đáng tiếc do rối loạn tiêu hóa kéo dài gây ra. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, tiêu hóa tốt, các mẹ luôn vui vẻ và hạnh phúc khi nhìn thấy con khôn lớn.

Bài viết liên quan:

Tất tần tật về táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mua ngay Tại đây!

Các câu hỏi liên quan. Xem thêm !