Tất tần tật về táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khiến các mẹ đau đầu. Không cần quá lo lắng, thông tin dưới đây sẽ giúp các bà mẹ có thêm kiến thức và kinh nghiệm giải quyết vấn đề trên.

dieu-tri-tao-bon-man-chuc-nang-o-tre-em-1-1280x720

Trẻ bị táo bón lâu ngày ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình phát triển

5 biểu hiện trẻ bị táo bón

Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến bé đi ngoài khó khăn với những biểu hiện cơ bản như sau:

- Bé đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần.

- Phân khô, cứng, có thể kèm máu.

- Đi đại tiện khó khăn, bé phải dùng sức.

- Bé thấy khó chịu, đau rát hậu môn khi đi đại tiện.

- Bé bị đầy bụng, chướng bụng, hay xì hơi, đi đại tiện xong vẫn còn cảm giác muốn đi tiếp.

4 nguyên nhân táo bón ở trẻ 

Có nhiều nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dưới đây là 4 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

- Trẻ bị táo bón do sữa công thức: Nếu sữa công thức có bổ sung chất béo từ dầu thực vật - là chất béo có cấu trúc POP - vị trí axit Palmitic gắn vào khung glycerol ở vị trí Sn-1 và Sn-3 palmitate. Hệ tiêu hóa non yếu của trẻ sẽ không đủ khả năng phá vỡ các liên kết ở những phân tử này để hấp thu. Do vậy, chúng đi tiếp vào ruột, liên kết với canxi thành “xà phòng canxi” (một dạng hợp chất canxi) không tan. Việc hình thành “xà phòng canxi” không chỉ ảnh hưởng đến việc hấp thu axit béo mà còn ảnh hưởng đến hấp thu canxi và ảnh hưởng không tốt đến hệ vi sinh đường ruột, khiến bé hay nôn trớ, đầy hơi, khó tiêu, khó hấp thu dẫn đến táo bón. Hiện nay, tình trạng các bé uống sữa công thức bị táo bón chiếm tỉ lệ khá cao.

- Trẻ còn bú mẹ bị táo bón là do chế độ ăn uống của mẹ thiếu nước, chất xơ, và trái cây. Với những trẻ lớn hơn, khi đã ăn dặm hoặc ăn thức ăn thô thì bữa ăn thiếu chất xơ, trẻ lười ăn rau, lười uống nước cũng gây ra tình trạng táo bón.

- Trẻ có thói quen nhịn đi ngoài, phân bị tích trong cơ thể lâu, dẫn đến khô cứng và khó đi.

- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

- Một số trẻ bị táo bón còn do các bệnh lý về đường tiêu hóa: bệnh cường giáp, bệnh phì đại tràng bẩm sinh, bệnh đái tháo đường, các vấn đề bệnh lý khác…

4 biện pháp phòng tránh và điều trị táo bón ở trẻ

Táo bón ở trẻ nếu không được khắc phục sớm sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Để hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ cần chú ý những vấn đề sau:

- Với trẻ sử dụng sữa công thức: Nên lựa chọn loại sữa có thành phần chất béo cấu trúc OPO (cấu trúc chất béo trong sữa mẹ) để trẻ dễ hấp thu; Hệ dưỡng chất Synbiotics (lợi khuẩn Probiotics và thức ăn cho lợi khuẩn Prebiotics) để hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

- Với trẻ bú sữa mẹ: Các bà mẹ cần bổ sung cho bé nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước. 

- Không để bé nhịn đi đại tiện quá lâu, hãy tập cho bé thói quen đi vệ sinh hàng ngày. 

- Nếu tình trạng táo bón diễn ra quá lâu cần cho bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị nếu có các vấn đề về bệnh lý ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Bài viết liên quan:

Đừng chủ quan với chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mua ngay Tại đây!

Các câu hỏi liên quan. Xem thêm !