Trẻ bị còi xương - Nguyên nhân và cách khắc phục

Theo thống kê của viện Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì Việt Nam có khoảng 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi xương. Đây là một con số khá lớn và đáng báo động. Vậy nguyên nhân do đâu? 

tre-bi-coi-xuong-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-2

Rối loạn tiêu hóa kéo dài là một nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương

Còi xương là gì?

Theo Wikipedia định nghĩa: “Còi xương là quá trình khoáng hoá hoặc vôi hóa xương có khiếm khuyết trước khi hình thành sụn tiếp hợp đầu xương ở những động vật có vú chưa trưởng thành do sự thiếu hụt hoặc sự chuyển hóa kém của Vitamin D, Canxi, Phốt pho, có khả năng dẫn đến gãy xương và biến dạng”. 

Còi xương khiến bé thấp còi hơn các bạn cùng trang lứa, chiều cao khiêm tốn và hệ xương khớp không chắc khỏe. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của bé về cả thể chất và tâm lý.

Biểu hiện của trẻ bị còi xương

Còi xương thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi với những biểu hiện sau:

- Trẻ ngủ không ngon giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, quấy khóc, cau có, khó chịu.

- Trẻ có hiện tượng rụng tóc hình vành khăn sau gáy.

- Có một số bất thường vùng đầu: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê, có các bướu đỉnh.

- Răng mọc chậm.

- Chậm phát triển về vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng,…

- Có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với chuẩn

Để xác định trẻ có thực sự bị còi xương hay không các mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám khi thấy có một trong các biểu hiện trên. Không tự ý chuẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân trẻ bị còi xương

Trẻ bị còi xương đa phần là do thiếu canxi. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ thiếu canxi như: 

- Trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi, trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai khiến bé không nhận được đủ dưỡng chất trong khi còn là thai nhi.

- Trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời và dùng thêm sữa công thức nhưng làm trẻ khó hấp thu. 

- Trẻ cho ăn dặm sớm quá, ăn dặm không phù hợp gây thiếu hụt dinh dưỡng, còi xương.

- Trẻ ngủ không đủ giấc, hay trằn trọc, quấy khóc.

- Trẻ bị thiếu vitamin D gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi.

- Trẻ không được cung cấp lượng canxi đủ do khẩu phần ăn không đủ, hoặc do chế biến khiến trẻ khó hấp thu đủ.

- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu dưỡng chất. Hoặc mắc các bệnh khác gây ảnh hưởng đến sự phát triển.

Giải pháp giúp ngăn ngừa và khắc phục còi xương ở trẻ

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp cho bà mẹ khi mang thai để tránh suy dinh dường bào thai, sinh non. 

- Các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ cần quan tâm bổ sung thực đơn dinh dưỡng đầy đủ để có đủ sữa và chất lượng sữa tốt cho con. Cần cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 2 tuổi. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ cần lựa chọn loại sữa công thức dễ hấp thu, đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là loại sữa có chứa chất béo OPO, hệ dưỡng chất Synbiotics

- Cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng, xây dựng khẩu phần ăn dặm đầy đủ, cân đối, phù hợp cho mỗi trẻ.

- Cho trẻ ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, ngủ sâu.

- Nếu trẻ bị thiếu vitamin D, canxi cần bổ sung vitamin D và canxi và các dưỡng chất cần thiết khác cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ. Cho trẻ tắm nắng, vận động phù hợp.

- Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay các bệnh khác thì cần điều trị dứt điểm để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trên đây là một số thông tin giúp các bà mẹ có thể phòng ngừa và khắc phục tình trạng còi xương của trẻ. Nếu các bà mẹ có những thắc mắc hay gặp khó khăn khi chăm sóc và nuôi dưỡng con, có thể điện thoại đến số 0243. 7855746 để được các chuyên gia của DETECHbio hỗ trợ và giúp đỡ.

Bài viết liên quan:

3 yếu tố để PureLac giúp trẻ khỏe xương và chắc thịt

Điều cần biết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0-3 tuổi

Mua ngay Tại đây!

Các câu hỏi liên quan. Xem thêm !