Trẻ quấy khóc, trằn trọc, khó ngủ và lời khuyên cho mẹ

Trẻ quấy khóc, trằn trọc, khó ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của đồng thời làm cho cha mẹ mệt mỏi. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nên người mẹ cần tìm hiểu kỹ để giúp con yêu có giấc ngủ ngon và phát triển khỏe mạnh.

tre-quay-khoc-tran-troc-kho-ngu-va-loi-khuyen-cho-me

Trẻ quấy khóc có nhiều nguyên nhân mà khi mẹ nắm được ác nguyên nhân có thể giúp bé ngủ ngon hơn

Nguyên nhân trẻ quấy khóc, trằn trọc, khó ngủ

Trẻ trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu và thường cáu gắt, quấy khóc là biểu hiện của tình trạng rối loạn giấc ngủ. Hiện tượng này thường xảy ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi khiến nhiều cha mẹ mệt mỏi và lo lắng.

Nguyên nhân của tình trạng này là do:

- Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ bị đầy bụng, đau bụng, khó tiêu, táo bón,… 

- Thiếu hụt dưỡng chất: hấp thu dưỡng chất không đầy đủ, thiếu hụt Canxi, Vitamin D khiến trẻ trằn trọc, khó ngủ. 

- Trẻ bị kích thích thần kinh: tiếng ồn, nhiệt độ phòng, ánh sáng hoặc một nỗi sợ hãi từ ban ngày khiến thần kinh trẻ bị kích thích.

- Trẻ mắc bệnh về đường hô hấp: viêm mũi dị ứng, ho, có đờm,… gây khó thở khiến trẻ ngủ không ngon giấc.

- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác: trẻ bị đói, bị khát nước, bị ướt tã, trẻ ăn quá no, đang bị bệnh, quần áo làm trẻ không thoải mái, sạch sẽ,... cũng gây trằn trọc khó ngủ cho trẻ và nhiều nguyên nhân khác...

Hậu quả khi trẻ quấy khóc, trằn trọc, khó ngủ

Theo nghiên cứu, giấc ngủ có tầm quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ ngủ ngon, sâu giấc sẽ phát triển tốt, ngược lại khó ngủ, trằn trọc diễn ra liên tục và thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý và quá trình phát triển của trẻ.

- Trẻ ngủ không ngon giấc làm quá trình trao đổi chất kém, dễ gây biếng ăn, cơ thể thiếu dưỡng chất, sức đề kháng giảm. Đặc biệt, khó ngủ, ngủ ít làm cho trẻ chậm phát triển chiều cao, vì hormone tăng trưởng được giải phóng nhiều nhất là khi bé ngủ say, ngủ ngon giấc.

- Làm cho trẻ luôn có tâm trạng khó chịu, hay cáu gắt, quấy khóc và không vui vẻ. Trẻ thiếu ngủ thường dễ bị kích động tâm lý, dễ trầm cảm hơn trẻ ngủ đủ giấc.

- Ngủ không ngon dẫn đến căng thẳng, ảnh hưởng đến tư duy và phát triển trí não của trẻ sau này.

Theo nghiên cứu, trẻ ngủ đủ phải ngủ từ 14-18 tiếng/ngày (với trẻ dưới 1 tuổi), 11-13 tiếng/ngày (với trẻ 1-5 tuổi) và ít nhất 9 tiếng/ngày (với trẻ trên 6 tuổi). Các bậc phụ huynh hãy tạo điều kiện tốt nhất để trẻ có thể ngủ đủ giấc và ngon giấc.

Cách khắc phục trẻ quấy khóc, trằn trọc, khó ngủ

Lời khuyên dành cho cha mẹ có con quấy khóc, trằn trọc, khó ngủ :

- Khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa nếu đó là nguyên nhân gây trằn trọc khó ngủ.

- Nếu trẻ khó ngủ do thiếu hụt canxi hay vitamin D thì cần bổ sung thêm canxi, vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.

- Trẻ bị kích thích do tiếng ồn, ánh sáng và nhiệt độ thì cần điều chỉnh lại độ ồn, nhiệt độ, ánh sáng cho phù hợp với trẻ.

-  Nếu do trẻ mắc các bệnh hô hấp thì phải điều trị cho hết bệnh.

- Ngoài ra cần phải chú ý: cho trẻ ăn đủ no, uống đủ nước, không để tã bẩn, ướt tràn ra gây khó chịu, chăm sóc và nuôi dưỡng cho trẻ khỏe mạnh, tiêm vacxin đầy đủ. Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, mềm mại, thoáng, để tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngủ. Cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý. Xây dựng cho trẻ thói quen đi ngủ sớm, đúng giờ, để đảm bảo ngủ đủ. Ngủ trước 21h hoặc 22h (tùy theo độ tuổi của trẻ) là thời gian lý tưởng để trẻ đi vào giấc ngủ ngon. Không nên để các thiết bị điện tử trong phòng ngủ của bé như: tivi, máy tính, điện thoại di động… cũng có ảnh hưởng không tốt cho giấc ngủ của trẻ. Nếu trẻ bú mẹ thì bà mẹ cũng lưu ý tránh những thực phẩm, đồ uống, thuốc có thể gây khó ngủ cho trẻ như: thức ăn cay nóng, đồ chiên rán, rượu, trà, cà phê, nước ngọt có ga,...

Ngoài ra, việc lựa chọn một số hoạt chất tốt cho giấc ngủ như: Lutein, Cholin trong sữa công thức hay tăng cường một số thực phẩm: sữa nóng, chuối, bột yến mạch, quả óc chó, hạt sen,… cũng góp phần cho bé ngủ ngon.

Nếu tình trạng khó ngủ kéo dài, cha mẹ đã sử dụng các biện pháp trên mà trẻ vẫn không cải thiện thì nên đưa trẻ đi khám và điều trị.

Bài viết liên quan:

Tất tần tật về táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ biếng ăn, vì sao? Câu hỏi chung của nhiều mẹ bỉm sữa

Tất tần tật về táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mua ngay Tại đây!

Các câu hỏi liên quan. Xem thêm !