Lấp đầy “khoảng trống miễn dịch” giúp trẻ an toàn bước qua mùa dịch Covid-19

“Khoảng trống miễn dịch” là giai đoạn từ 6-36 tháng tuổi, bé ít nhận được miễn dịch từ sữa mẹ nên sức đề kháng “mong manh” có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus. Trong mùa dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì việc lấp đầy “khoảng trống miễn dịch”, giúp trẻ tăng đề kháng là điều đặc biệt quan trọng.

555c88da4bceb090e9df-2

Khoảng trống miễn dịch, sức đề kháng mong manh

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch non yếu. Nhưng rất may mắn, trong 6 tháng đầu đời trẻ được nhận những kháng thể miễn dịch tuyệt vời từ sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp cho bé nhiều dưỡng chất và các kháng thể miễn dịch, trong đó có kháng thể Lactoferrin. Những kháng thể này tạo thành hệ miễn dịch thụ động, một khiên lá chắn vững chắc bảo vệ trẻ trước virus, vi khuẩn gây bệnh.

Tuy nhiên, các kháng thể trong sữa mẹ, nhất là kháng thể Lactoferrin có nhiều nhất trong sữa non và sẽ giảm dần đến tháng thứ 9 thì hết hẳn. Mặt khác, sau tháng thứ 6, trẻ không còn bú mẹ hoàn toàn mà bắt đầu ăn dặm, các kháng thể tiếp nhận từ sữa mẹ ít đi và bắt đầu bước vào giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”. Lúc này hệ miễn dịch của trẻ “mong manh” nên tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm virus và các mầm bệnh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị ốm vặt trong giai đoạn từ 6-36 tháng tuổi.

Virus Covid vốn đã dễ lây nhiễm, những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ em, người có bệnh nền,… thì càng có nguy cơ cao hơn. Trước những diễn biến phức tạp của dịch, các bậc phụ huynh càng nên chú ý đến trẻ nhỏ. Ngoài rửa tay thường xuyên, theo khẩu trang đúng cách, hạn chế đến nơi đông người, không tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi nhiễm bệnh, ở trong phòng thoáng thì việc “lấp đầy” khoảng trống, tăng cường miễn dịch là điều cần thiết.

Tăng đề kháng trong “khoảng trống miễn dịch”

Để trẻ tăng đề kháng và giảm nguy cơ lây nhiễm virus Covid 19 cho trẻ đang trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch, cần lưu ý:

- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì đến khi 2 tuổi.

- Ăn uống đủ dưỡng chất, thường xuyên bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng.

- Bổ sung các kháng thể miễn dịch cho trẻ, nhất là Lactoferrin. Đây là yếu tố tạo nên hệ thống phòng thủ đầu tiên để bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút, ... và các tác nhân gây bệnh khác. Đặc biệt Lactoferrin có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch và đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm tình trạng mắc bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, giúp hạn chế tình trạng ốm vặt ở trẻ. 

- Bổ sung lợi khuẩn để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh bởi 80% miễn dịch của trẻ nằm ở hệ tiêu hóa. Tiêu hóa khỏe, trẻ ăn ngon, hấp thu tốt và tăng cường đề kháng là điều cần cho mọi trẻ em. Hệ dưỡng chất Synbiotics (bao gồm Probiotic là lợi khuẩn và Prebiotic là chất xơ thức ăn lý tưởng để lợi khuẩn phát triển) sẽ giúp cung cấp lượng lợi khuẩn đáng kể đảm bảo hệ tiêu hóa ổn định. Khi bổ sung Synbiotics nên lựa chọn chủng lợi khuẩn Bifidobacterium đây là lợi khuẩn chiếm nhiều nhất trong đường ruột. 

Lấp đầy “khoảng trống miễn dịch” là cách hiệu quả để giúp trẻ “chủ đồng” phòng chống virus Covid-19 và an toàn bước qua mùa dịch.

Mua ngay Tại Đây.

Các câu hỏi liên quan. Xem thêm !