Trẻ có sức đề kháng tốt sẽ phòng tránh được sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, các mầm bệnh và hạn chế tình trạng ốm vặt. Để giúp trẻ tăng sức đề kháng, các mẹ cần lưu ý các vấn đề dưới đây.
Trẻ có sức đề kháng tốt, ít ốm vặt là mong muốn của tất cả các bậc phụ huynh
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 2 tuổi
Sữa mẹ là món quà tuyệt vời nhất đối với một đứa trẻ. Ngoài là nguồn dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu thì sữa mẹ còn là nguồn cung cấp các kháng thể tuyệt vời để trẻ có đề kháng tốt. Khi mới sinh ra, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, việc tiếp nhận các kháng thể từ sữa mẹ sẽ giúp trẻ có sức đề kháng tốt, phòng tránh các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài (vi khuẩn, virus, nấm, vi sinh vật có hại, mầm bệnh…).
Kháng thể có nhiều nhất trong sữa non của mẹ (loại sữa tiết ra đầu tiên trong 72 giờ sau sinh) và giảm dần. Do đó, để trẻ có sức đề kháng tốt, hạn chế ốm vặt thì hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu tiên và kéo dài đến khi 2 tuổi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bé được bú mẹ nhiều hơn sẽ có sức đề kháng tốt hơn các bé ít được bú mẹ.
Đủ dưỡng chất
Cơ thể thiếu chất sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của trẻ cả về thể chất và trí não. Không những vậy, khi không đủ dưỡng chất sẽ khiến sức đề kháng suy giảm, trẻ dễ ốm vặt.
Do đó, để giúp trẻ có sức đề kháng tốt, các bậc phụ huynh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý:
- Bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu. Trong trường hợp mẹ không đủ sữa thì cần tham khảo các sản phẩm sữa công thức thay thế. Không cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng.
- Chỉ ăn dặm khi bé đủ 6 tháng. Khi ăn dặm cần duy trì bú mẹ.
- Bữa ăn của trẻ nên đủ tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, đường, khoáng chất, vitamin,...
- Đa dạng thực phẩm để trẻ có nguồn dinh dưỡng đầy đủ.
- Nên bổ sung cho trẻ vitamin C, D để trẻ tăng cường đề kháng.
Giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh
80% hệ miễn dịch của trẻ nằm ở hệ tiêu hóa. Mặt khác, hệ tiêu hóa quyết định đến việc cơ thể có thể hấp thu đủ dưỡng chất hay không. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ ăn uống tốt, hấp thu tốt, cơ thể đủ dưỡng chất chính là nền tảng để xây dựng hệ miễn dịch tốt.
Hệ tiêu hóa non yếu của trẻ được duy trì bởi hệ thống vi sinh vật đường ruột. Khi hệ vi sinh vật cân bằng, lợi khuẩn đủ thì tiêu hóa khỏe mạnh. Ngược lại, lợi khuẩn ít đi, hại khuẩn có cơ hội tăng lên sẽ gây rối loạn tiêu hóa.
Để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh mẹ cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì đến 2 tuổi. Chỉ cho ăn dặm khi bắt đầu vào tháng thứ 6, ăn dặm đúng cách và đảm bảo vệ sinh, hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu. Bổ sung cho trẻ hệ dưỡng chất Synbiotics và lợi khuẩn Bifidobacterium để duy trì cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Với trẻ dùng sữa công thức thì nên chú ý chọn sữa bổ sung chất béo OPO để hệ tiêu hóa của trẻ có thể hấp thu.
Bổ sung kháng thể
Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ đa phần nhận các kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. Nhưng các kháng thể trong sữa mẹ lại giảm dần đến tháng thứ 9 là hết. Nên việc bổ sung kháng thể là cách hiệu quả để tăng cường sức đề kháng, nhất là với những trẻ có sức đề kháng kém, hay ốm vặt; trẻ sinh non; trẻ không được bú mẹ nhiều; trẻ đã cai sữa.
Sử dụng các loại sữa non hay sữa công thức có thành phần kháng thể Lactoferrin là cách bổ sung kháng thể phù hợp với trẻ nhỏ. Bổ sung kháng thể qua sữa giúp bé dễ dàng hấp thu và tăng cường sức đề kháng mà không ảnh hưởng tới tiêu hóa và sức khỏe.
Cho trẻ uống đủ nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể bé. Nước có tác dụng tăng cường trao đổi chất, giúp lưu thông máu, đào thải độc tố. Đa phần các bé lười uống nước nếu không được nhắc nhở. Khi thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận trong cơ thể, từ đó gián tiếp gây ra các vấn đề về sức khỏe. Do đó, để trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cũng cần giúp trẻ uống nước đủ mỗi ngày.
Bên cạnh những lưu ý trên, để giúp trẻ tăng sức đề kháng thì các mẹ cũng cần giúp trẻ ngủ đủ giấc, vệ sinh cơ thể và môi trường sống sạch sẽ, cho con vận động và hòa nhập với thiên nhiên.
Xem thêm:
Các câu hỏi liên quan. Xem thêm !
Sản phẩm nhập khẩu từ New Zealand