Ốm vặt -  chiếc "phanh" vô hình cho sự phát triển của trẻ

Mẹ có biết rằng, 3 năm đầu đời là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển tầm vóc sau này của trẻ. Trong giai đoạn này, nếu trẻ thường xuyên ốm vặt thì rất có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ.

key viral (3)Đừng để ốm vặt là chiếc "phanh vô hình" kìm hãm sự phát triển của trẻ
Ốm vặt ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Trẻ dưới 3 tuổi có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Vì lúc này hệ vi sinh vật đường ruột mới đang trong quá trình phát triển nên dễ xảy ra tình trạng rối loạn, mất cân bằng lợi khuẩn đường ruột. 
Trẻ thường ốm vặt, sức đề kháng kém thì các vi khuẩn, virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập khiến hệ vi sinh vật đường ruột mất cân bằng. Đây là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ. 
Bên cạnh đó, khi trẻ bị ốm, rất nhiều cha mẹ sử dụng kháng sinh bừa bãi, thậm chí là lạm dụng kháng sinh. Kháng sinh có tác dụng chính là tiêu diệt vi khuẩn, nếu sử dụng bừa bãi cũng vô tình tiêu diệt cả lợi khuẩn đường ruột. Nếu không được chăm sóc tốt, rất có thể khi lớn lên trẻ cũng thường gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…
Hệ tiêu hóa bị rối loạn khiến các bé có hiện tượng biếng ăn, hấp thu kém dẫn tới chậm tăng cân, sụt cân và hạn chế phát triển chiều cao. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển tầm vóc của trẻ trong tương lai. 
Ốm vặt ảnh hưởng tới phát triển trí não
3 năm đầu đời là giai đoạn “Vàng” để phát triển trí não. Bộ não của trẻ bắt đầu hình thành từ trong bụng mẹ và phát triển mạnh mẽ đến 2 tuổi. Đến 2 tuổi có hơn 1000 tỷ kết nối giữa các tế bào thần kinh với nhau được hình thành... Từ năm thứ 3 trở đi, bộ não của trẻ vẫn phát triển nhưng với tốc độ chậm rãi hơn. 
Trẻ dưới 3 tuổi hay bị ốm vặt cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển trí não do các nguyên nhân sau:
- Trẻ ít có cơ hội vui chơi, khám phá, học hỏi do được cha mẹ bao bọc quá kỹ càng. Mỗi trận ốm là mỗi lần ba mẹ thu hẹp hơn thế giới của bé. Thay vì cho bé ra ngoài khám phá thế giới, chơi đùa cùng chúng bạn hoặc giao lưu nơi đông người thì nay thế giới của bé bị sự "bao bọc" của ba mẹ thu hẹp, đôi khi chỉ trong 4 bức tường nhỏ. Khi ấy, chính sự bao bọc đã vô tình cướp mất cơ hội khám phá thiên nhiên, vui đùa, giao lưu học hỏi nên ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển trí não của bé.
- Mỗi một trận ốm, trẻ thường khó chịu, quấy khóc, buồn bã và không có tâm lý hứng thú, vui vẻ để tham gia các hoạt động tập thể, học tập. 
- Hệ tiêu hóa kém khỏe mạnh, hấp thu kém ảnh hưởng tới quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.
Ốm vặt ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ
Mỗi trận ốm là mỗi lần em bé vui tươi, chạy nhảy, thích thú khám phá thế giới bị thay bằng một em bé buồn bã, quấy khóc tới lui bệnh viện hoặc ngồi trong nhà làm bạn với những viên thuốc hay những lần bị mẹ ép ăn hết bát cháo. Nhiều trận ốm như thế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của bé trong tương lai.
Bé hay ốm vặt được cha mẹ bao bọc quá kỹ, hạn chế bé ra ngoài hay tiếp xúc với bạn bè khiến bé mất tự tin, ngại tiếp xúc, ngại nơi đông người và thậm chí dần hình thành tâm lý ích kỷ. Mỗi trận ốm là thêm một lần em bé của chúng ta cảm thấy yếu đuối hơn. Trong tương lai, em bé ấy sẽ thế nào khi luôn nghĩ bản thân yếu đuối.
Không những thế, mỗi trận ốm là mỗi lần cả nhà quay cuồng trong sự lo lắng, mệt mỏi và đôi khi còn là tiếng cãi vã, đổ lỗi. Điều này có tác động tiêu cực đến tâm hồn của một đứa trẻ.
Đừng để ốm vặt trở thành "chiếc phanh vô hình" kìm hãm sự phát triển thể chất, trí não và tâm hồn của bé! Hãy cố gắng để em bé của chúng ta lớn lên một cách khỏe mạnh. Khỏe mạnh, phát triển tốt là cách để trẻ có "bước đà" tốt nhất cho tầm vóc tương lai, để bé được thỏa sức vui đùa, học hỏi và khám phá cho trí não luôn được "kích hoạt", để bé luôn nghĩ bản thân khỏe mạnh và mạnh mẽ và để bé luôn sống trong tiếng cười vui tràn ngập.

Các câu hỏi liên quan. Xem thêm !