Nguyên tắc ăn dặm không thể bỏ qua

Ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển thể chất và trí não của em bé. Có rất nhiều kiến thức ăn dặm mà mẹ cần tham khảo và đặc biệt là một số nguyên tắc sau.

ăn dặm
Ăn dặm đúng thời điểm
Ăn dặm đúng thời điểm là điều quan trọng nhất. WHO khuyến cáo nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tiếp nhận những nguồn thực phẩm mới ngoài sữa. Nếu ăn dặm sớm hơn, hệ tiêu hóa của trẻ có thể chưa tiêu hóa được dẫn đến rối loạn tiêu hóa, trẻ không hấp thu, có thể gây thiếu chất. Ngoài ra, trẻ dễ bị hóc nếu ăn dặm quá sớm.
Và cũng không nên bắt đầu ăn dặm muộn hơn. Nguyên nhân là do sữa mẹ lúc này không thể đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng cho trẻ. Nếu chỉ uống sữa, trẻ có thể bị thiếu chất và ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng. 
Từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều
Ăn dặm là một quá trình hình thành cảm giác quen thuộc trong hoạt động ăn uống của trẻ. Vì trong 6 tháng trẻ chỉ có một nguồn dinh dưỡng duy nhất là sữa nên khi bắt đầu mẹ không nên quá nôn nóng mà phải thực hiện dần dần từng bước.
Hiện có nhiều phương pháp ăn dặm và dù thực hiện theo cách nào thì giai đoạn bắt đầu ăn dặm, mẹ cần thực hiện theo nguyên tắc: từ loãng tới đặc, từ mềm tới rắn, từ ít tới nhiều, từ một loại thực phẩm đến các loại thực phẩm đến nhiều loại thực phẩm trong một bữa ăn. Ban đầu là loãng, mềm, ít sau đó dần dần mẹ tăng lên đặc hơn, cứng hơn và nhiều hơn một cách từ từ. 
Quan sát trẻ trong lần đầu ăn thực phẩm mới
Một số trẻ có thể bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó. Nên khi cho trẻ ăn thực phẩm mới mẹ nên cho ăn riêng để theo dõi phản ứng của bé. Nếu bé không thích, mẹ cần kiên trì cho bé ăn lại cách đó vài bữa để trẻ quen dần với mùi vị. Hoặc nếu bé có dấu hiệu dị ứng thì mẹ nên cẩn trọng. Trường hợp dị ứng nặng thì cần lắng nghe chỉ dẫn của bác sĩ.
Không kỳ vọng, không ép ăn
Giai đoạn bắt đầu ăn dặm mẹ không cần kỳ vọng con ăn được nhiều để gây áp lực cho cả mẹ và bé. Đây chỉ là giai đoạn làm quen và sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Việc ép trẻ ăn quá nhiều khiến trẻ không tiêu hóa hết thức ăn, gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Mẹ nên cho ăn vừa phải theo nhu cầu của chính em bé. Thay vì ép trẻ ăn, mẹ có thể thay đổi bữa ăn để trẻ có hứng thú hơn.
Ăn tập trung
Một nguyên tắc ngay khi bắt đầu ăn dặm cần thực hiện đó là để trẻ tập trung vào bữa ăn. Trẻ vốn thiếu tập trung, nếu làm một hoạt động khác trong bữa ăn thì việc ăn sẽ bị sao nhãng. Khi ấy, trẻ không cảm nhận hết mùi vị món ăn và có thể gây biếng ăn. Đặc biệt, mẹ không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại.
Chú trọng đến sức khỏe hệ tiêu hóa
Nếu giai đoạn trước, bé được bú mẹ hoàn toàn hoặc chỉ uống sữa thì đến giai đoạn này, bé được tiếp xúc với các thực phẩm mới. Điều này khiến bé có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn. Mặt khác, do ít bú mẹ hơn, sữa mẹ cũng giảm đáng kể các kháng thể nên hệ tiêu hóa của bé khá mong manh. 
Một số vấn đề rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng… là tình trạng khá thường gặp ở trẻ trong giai đoạn ăn dặm. Mẹ không cần lo lắng nhưng cũng không nên quá chủ quan. Nên bổ sung cho trẻ những thực phẩm tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột: sữa mẹ, sữa chua… Nếu bé có dùng sữa công thức nên ưu tiên loại có hệ dưỡng chất Synbiotics. Nếu trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài nên gặp bác sĩ thăm khám và cho lời khuyên hiệu quả.
Ăn dặm là giai đoạn quan trọng đối với mẹ và bé. Làm đúng theo nguyên tắc và theo dõi sát sao em bé của mình các mẹ nhé!

Các câu hỏi liên quan. Xem thêm !