Sốt, tiêu chảy, táo bón, phát ban… là một số vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng không được chủ quan. Mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ đúng cách mỗi khi bị bệnh.
Sốt
Sốt là một phản ứng bảo vệ của cơ thể báo hiệu đang có viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus. Sốt ở trẻ em có thường do phản ứng sau tiêm phòng, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa…
Nên: Theo dõi nhiệt độ thường xuyên, chườm khăn ấm, mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Đi khám nếu trẻ sốt trên 38,5 độ kéo dài, sốt liên tục trên 2 ngày hoặc có hiện tượng co giật…
Không nên: Nên nên nhớ, không được tự ý dùng thuốc hạ sốt mà không theo chỉ định, ước lượng thân nhiệt của trẻ bằng tay hoặc quá lo lắng cho đi khám ngay khi vừa bị sốt.
Ho
Ho ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau. Ho với sốt nhẹ có thể do cảm lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Nhưng ho kèm sốt cao hơn lại có thể là viêm phổi hay cảm cúm. Thở khò khè kèm theo ho có thể là hen suyễn hay nhiễm trùng.
Nên: Mặc ấm cho trẻ vào trời lạnh. Trong mùa hè cần tránh hướng gió điều hòa. Thăm khám ngay nếu ho kéo dài.
Không nên: Tự ý sử dụng thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ
Tiêu chảy
Tiêu chảy đa phần do rối loạn tiêu hóa, đường ruột bị nhiễm khuẩn, không dung nạp thức ăn, hoặc dị ứng với một loại thực phẩm nào đó.
Nên: Theo dõi trẻ ở nhà và cho uống nhiều nước. Thăm khám sớm nếu tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm sau 24 giờ, trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc có các triệu chứng khác kèm theo như sốt cao, nôn, phân có màu hoặc màu đen, đau bụng.
Không nên: Ăn đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, hải sản hặc các thức ăn dễ gây kích ứng. Cũng không nên ăn kiêng quá nhiều thứ gây thiếu chất.
Táo bón
Bé đi đại ít hơn bình thường, phân cứng, phân to và có hiểu hiện đau khi đi vệ sinh
Nên: Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, bổ sung thêm rau vào bữa ăn. Đi thăm khám nếu táo bón kéo dài, có hiện tượng đau bụng hoặc nôn.
Không nên: Mẹ nên nhớ khi con bị táo bón thì hạn chế ngay các đồ ăn nhanh, chiên rán, bánh kẹo. Những thực phẩm này có thể khiến cho tình trạng táo bón của con tồi tệ hơn.
Đau bụng
Nó có thể được gây ra bởi chứng trào ngược dạ dày, ăn quá nhiều không dung nạp thức ăn, ăn nhiều bánh kẹo ngọt hoặc ngộ độc thực phẩm
Nên: Theo dõi trẻ, thường các cơn đau sẽ hết say vài giờ. Nếu không cải thiện, trẻ buồn nôn, tiêu chảy, trở nên lờ đờ hoặc bị sốt, hãy nhanh chóng cho trẻ nhập viện.
Không nên: Ép trẻ ăn nhiều, cho ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt.
Không thể tránh khỏi những vấn đề về sức khỏe kể trên. Tuy nhiên, mẹ có thể giúp trẻ khỏe mạnh, đề kháng tốt bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ngủ nghỉ điều độ. Khi gặp bất cứ vấn đề gì, cần bình tĩnh, theo dõi và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ chuyên môn khi cần thiết.
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Các câu hỏi liên quan. Xem thêm !
Sản phẩm nhập khẩu từ New Zealand