Dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ. Tại thời điểm này, việc tự giữ sức khỏe và an toàn cho bản thân là thực sự cần thiết, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Để trẻ an toàn trong mùa dịch, cha mẹ cần chú ý 4 điểm dưới đây:
1. Thực hiện đúng khuyến cáo "5K"
- Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
- Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
- Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
- Không tụ tập đông người.
- Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vnđể được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, tốt nhất nên để trẻ ở nhà, không đến các nơi vui chơi, công viên để hạn chế tiếp xúc nhất có thể.
2. Chú ý dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ để cung cấp dinh dưỡng cho sự tăng trưởng của cơ thể mà còn là phần cần thiết để hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn. Cha mẹ cần chú ý như sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với từng độ tuổi, cung cấp đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất: chất bột đường, chất đạm (Protein), chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong bữa ăn của trẻ cần có đầy đủ: cơm (bún, mì, bánh mì...), thịt cá, rau củ, trái cây...
- Ăn đủ bữa và đúng giờ cũng là một lưu ý mà các mẹ đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, mẹ đừng để trẻ ngủ nướng mà bỏ qua bữa sáng. Thói quen này là thói quen xấu và không nên có ở trẻ em.
- Thường xuyên bổ sung những thực phẩm giúp tăng đề kháng: rau xanh, trái cây giàu Vitamin C, A...
- Hạn chế đồ ngọt, đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Nên nấu ăn ở nhà, hạn chế ra ngoài hoặc gọi đồ ăn để hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm và xây dựng những bữa ăn lành mạnh.
3. Bổ sung kháng thể
Để hạn chế dịch bệnh xâm nhập, từng đứa trẻ cần có nề tảng sức khỏe tốt với sức đề kháng cao. Để được như vậy trẻ cần thường xuyên được cung cấp các kháng thể tự nhiên.
- Nên bổ sung kháng thể cho trẻ bằng những thực phẩm tăng sức đề kháng: Thực phẩm giàu vitamin C, A : cam, chanh, kiwi, rau củ màu đỏ, màu vàng như cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, khoai tây; thực phẩm giàu kẽm: tôm, cua, sò, ngao, cá thu, cá mòi, thịt bò, gan động vật, hạt bí đỏ, các loại ngũ cốc; khoai lang;...
- Với những trẻ còn bú mẹ cần duy trì và tăng cường cho trẻ bú mẹ. Sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể tốt nhất cho trẻ. Hiện có một số bà mẹ đã sử dụng các sản phẩm sữa non hoặc các dòng sữa công thức có bổ sung kháng thể.
- 80% tế bào miễn dịch nằm ở hệ tiêu hóa do đó cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến đường tiêu hóa của trẻ, khi có bất thường cần tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Đồng thời, thường xuyên cho trẻ sử dụng các sản phẩm cung cấp lợi khuẩn đường ruột.
4. Xây dựng thói quen lành mạnh
Xây dựng những thói quen lành mạnh sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Nên:
- Đi ngủ sớm, thức dậy sớm, không ngủ nướng và duy trì thói quen ngủ trưa 30 phút sẽ giúp trẻ có nền tảng sức khỏe tốt.
- Không để trẻ ngồi hoặc nằm xem tivi, điện thoại quá nhiều. Để trẻ chơi các trò chơi vận động nhẹ nhàng, trong nhà hoặc những trò chơi bổ ích hơn.
- Tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà là thói quen nên xây dựng cho trẻ ngay khi còn nhỏ.
- Uống nhiều nước. Nước giúp đào thải độc tố và duy trì mọi cơ quan trong cơ thể nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý. Ngoài nước lọc, có thể cho trẻ sử dụng nước ép hoa quả. Không nên sử dụng các loại nước ngọt, nước có ga...
Hi vọng tất cả trẻ em Việt Nam nói riêng và mọi người dân nói chung đều khỏe mạnh trong đại dịch lần này. Việt Nam chiến thắng!
Các câu hỏi liên quan. Xem thêm !
Sản phẩm nhập khẩu từ New Zealand