Mách mẹ cách giúp trẻ hạn chế rối loạn tiêu hóa

Các bậc cha mẹ không nên chủ quan đối với tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu về biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng ngừa tình trạng này.

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng co thắt cơ vòng ở hệ tiêu hóa gây ra những bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất. Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ sẽ có biểu hiện như: Nôn trớ, đau bụng, đầy bụng, quấy khóc, tiêu chảy hoặc táo bón. Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa có thể diễn ra một vài ngày hay lặp lại nhiều lần hoặc kéo dài tùy vào các mức độ khác nhau.

 BAI-5-ANH-1

Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ như: mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột; hệ tiêu hóa bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng; chế độ dinh dưỡng không khoa học, khẩu phần ăn quá nhiều, thiếu chất xơ, quá nhiều đạm, thức ăn khó tiêu; sử dụng nhiều kháng sinh; trẻ bị mắc các bệnh khác ví dụ như viêm đường hô hấp, viêm tai.  

Hệ vi sinh vật đường ruột bao gồm các lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi tiêu hóa khỏe mạnh, hệ vi sinh vật đường ruột duy trì trạng thái cân bằng (lợi khuẩn chiếm khoảng 85%). Nếu trạng thái cân bằng này mất đi, lợi khuẩn giảm, hại khuẩn có cơ hội phát triển và tấn công sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất. Từ đó gây ra rối loạn tiêu hóa. Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn non yếu nên dễ bị rối loạn tiêu hóa. 

BAI 4 ANH 2 

Mẹ nên lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng bổ sung những dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa và miễn dịch của trẻ như: Chất béo có cấu trúc OPO, hệ dưỡng chất Synbiotics, Lactoferrin.

Ảnh hưởng của rối loạn tiêu hóa 

Rối loạn tiêu hóa luôn là vấn đề cần được quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, tâm lý và sự phát triển của trẻ. Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ khó chịu, đầy bụng, đau bụng, hay quấy khóc, không vui vẻ, biếng ăn. Nếu rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển, còi xương, hạn chế sự phát triển trí não. Hệ tiêu hóa không khỏe mạnh khiến trẻ suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh.

Hạn chế rối loạn tiêu hóa

Để hạn chế và khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ trước hết cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng và phù hợp cho hệ tiêu hóa non yếu của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Khi trẻ ăn dặm cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học và đảm bảo vệ sinh. 

Không lạm dụng kháng sinh, giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống nhằm ngăn chặn nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Bổ sung thêm lợi khuẩn cho trẻ để khắc phục tình trạng mất cân bằng vi sinh đường ruột và tăng cường miễn dịch. Trong trường hợp thiếu sữa mẹ, hoặc mẹ cần bổ sung sữa công thức cho bé, các mẹ nên lựa chọn sữa công thức có những dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa và miễn dịch của trẻ như: Chất béo có cấu trúc OPO, hệ dưỡng chất Synbiotics, Lactoferrin.

Nguồn: giadinh.net.vn

Các câu hỏi liên quan. Xem thêm !