Trong 1000 ngày đầu đời, chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi theo từng giai đoạn. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về mặt thể chất và trí não.
1000 ngày đầu đời của trẻ bao gồm khoảng thời gian trong bụng mẹ đến khi được 2 tuổi. Thời gian này được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn trong bụng mẹ, giai đoạn bú mẹ hoàn toàn (0-6 tháng tuổi), giai đoạn ăn dặm (từ 6-12 tháng tuổi) và giai đoạn từ 12-24 tháng tuổi. Ở mỗi giai đoạn khác nhau nhu cầu dinh dưỡng của trẻ khác nhau.
- Giai đoạn thai nhi: Khi còn trong bụng mẹ thai nhi nhận hoàn toàn dinh dưỡng từ mẹ. Do đó, các mẹ bầu cần có chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C, D, canxi, axit folic, omega 3 và 6, protein, chất đạm, sắt, kẽm, chất béo… là những thực phẩm cần bổ sung thường xuyên trong suốt thai kỳ.
Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên kéo dài đến 24 tháng, trường hợp không đủ sữa mẹ có thể thay thế bằng các dòng sữa công thức phù hợp.
- 0-6 tháng: Đây là giai đoạn trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn và nếu đủ sữa mẹ thì không cần thêm bất cứ nguồn dinh dưỡng nào khác. Sữa mẹ cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu, giúp trẻ hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và bổ sung kháng thể. Để có đủ sữa và chất lượng sữa tốt, bà mẹ đang nuôi con bú cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.Và không quên rằng chế độ lao động, nghỉ ngơi kết hợp với một trạng thái tinh thần tâm lý thoải mái cũng là một yếu tố quan trọng để bảo đảm có đủ sữa nuôi con. Trong trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc bị mất sữa thì nên lựa chọn loại sữa công thức phù hợp cho trẻ từ 0-6 tháng với thành phần dinh dưỡng đầy đủ, có bổ sung yếu tố miễn dịch, chất béo dễ hấp thu và lợi khuẩn phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.
- Giai đoạn ăn dặm (6-12 tháng tuổi):Từ khi 6 tháng, sữa mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng so với nhu cầu của trẻ, nên đây chính là thời điểm thích hợp để cho bé bắt đầu ăn dặm. Khi trẻ ăn dặm cần theo nguyên tắc: bắt đầu tập ăn từ ngọt đến mặn, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt.Nhóm bột đường (gạo, bột mì, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoa,...). Nhóm đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu/đỗ khác,...). Nhóm chất béo (dầu, mỡ, bơ, pho mát và các loại hạt có dầu). Nhóm vitamin và khoáng chất (rau củ và các loại trái cây tươi). Trong khi chế biến thức ăn không nên cho thêm mắm, vì chức năng thận của trẻ vẫn còn yếu, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Đồng thời, không nên ép trẻ ăn sẽ tạo ra trạng thái căng thẳng sợ ăn. Giai đoạn từ 6-12 tháng, trẻ có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa: táo bón, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ... Do đó, các bậc cha mẹ nên chú ý lựa chọn và chế biến thực phẩm phù hợp nhu cầu của trẻ, đồng thời đảm bảo cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Hệ dưỡng chất Synbiotic, chất béo OPO đã được nghiên cứu và áp dụng đưa vào các sản phẩm dinh dưỡng nhằm giúp trẻ tiêu hóa tốt và tăng cường hấp thu canxi.
- Giai đoạn từ 12-24 tháng: Bên cạnh việc cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu thì trong giai đoạn từ 12-24 tháng nên tăng cường bổ sung cho trẻ DHA, ARA giúp phát triển trí não. Giai đoạn này trẻ bắt đầu đi học nên dễ lây bệnh, dễ ốm vặt nên ngoài việc cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nên bổ sung các kháng thể miễn dịch (đặc biệt là Lactoferrin). Lactoferrin liên kết và vận chuyển sắt tự do trong máu đến các tế bào và nuôi cơ thể; ức chế, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự xâm nhập của virus. Mặt khác, Lactoferrin là nguồn cung cấp sắt và hỗ trợ tăng trưởng của vi khuẩn có lợi. Điều đó giúp trẻ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc và tái phát các bệnh về hô hấp và tiêu hóa. Đặc biệt, nên tiếp tục duy trì cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi hoặc sử dụng sữa công thức.
Nguồn: eva.vn
Các câu hỏi liên quan. Xem thêm !
Sản phẩm nhập khẩu từ New Zealand